Du học sinh ơi! "Đi đừng quên về"

Oh, hello, các bạn đã ôn thi tới đâu rồi ?? Còn thời gian ngồi đọc blog của mình chứ?

Yo, mình là Perry, tầm trưa hôm nay mình có thấy 1 tus do admin Lê Huỳnh Hải Đăng chia sẻ và mình nghĩ mình nên có 1 bài viết để bày tỏ quan điểm cũng như đính chính lại những định kiến xung quanh bài viết này. (Ảnh) Ok và không để mọi người chờ lâu nữa, mình sẽ bắt đầu luôn.
https://www.facebook.com/

À quên, trước khi bắt đầu, mình cảnh báo những điều sau đây:

1. Cấm mọi hình thức tổ lái, cmt đả động chính trị và những vấn đề mang tính cộng đồng, nhạy cảm cao. Nôm na là không biết gì về chính trị thì đừng nói. Đừng lôi 3/ , 3 sọc, Bari hay bất kể loại ba nào vào cmt, mình sẽ report thẳng cánh những cmt như thế nhé.

2. Cấm những cmt có ý định khiêu khích, tranh luận vô văn hóa, chửi nhau bla bla… Nói chung là tranh luận cứ thoải mái, nhưng đừng làm ảnh hưởng tới người khác. Trường hợp này mình cũng sẽ report luôn nhé.


1. Về suy nghĩ của người viết:

Thật ra, khách quan mà nói, cũng chẳng có gì sai khi họ có suy nghĩ như vậy. Theo như mình đã đọc và phân tích bài viết, thì chắc chắn người viết cũng là một người trẻ đang du học, có những hoài bão và suy nghĩ của riêng mình. Họ phản ánh suy nghĩ ấy bằng câu chữ, khá giống mình bây giờ. Vậy nên, kể cả khi mình, Perry, cảm thấy không đồng quan điểm về nhiều điều được nhắc tới trong tus đó, mình vẫn sẽ không phê phán hay đả kích lại suy nghĩ của họ. Đó là những điều họ nghĩ, và Perry hay tất cả các bạn đang đọc tus đều có thể bày tỏ suy nghĩ của mình như họ.

2. Ý kiến Perry đồng tình:

Trong bài viết, người viết (mình sẽ gọi là A), đã đưa ra nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng câu nói “Đi đi, đừng về” có lý lẽ của nó. VD như mẹ bạn ấy đã làm trong bệnh viện nhiều năm và thấy nhiều vụ tham nhũng, nhờ cậy quan hệ mà có việc làm. Đương nhiên đây là điều thực tế có trong xã hội, là vấn đề cần phải giải quyết, tuy nhiên, không chỉ ở VN, rất nhiều nước khác cũng có những vấn đề y hệt. Bạn nghĩ Nhật Bản tuyệt vời ư? Hãy nhìn vào thời gian làm việc của họ 1 ngày, tỉ lệ tự tử mỗi năm và tỉ lệ tội phạm xem. Bạn nghĩ Mỹ là nhất ư? Bùm, hình như có thằng nhóc cầm súng bắn bạn nó. Mình không bêu xấu 2 quốc gia này, nhưng các bạn phải hiểu rằng, mỗi đất nước đều có những vấn đề của riêng nó, cũng giống như mỗi chúng ta đều có khó khăn của riêng mình. Chúng ta không thể ỷ lại vào hoản cảnh mà giậm chân tại chỗ được. Đương nhiên là một người văn minh lịch sự, chẳng ai, hay đất nước nào, lại phơi bày ra cái vấn đề của họ. Hãy thử nghĩ nếu bạn là 1 người đang nợ đầm đìa, bạn có đi khoe với bạn bè, người thân là: Ê, tao nợ thằng nọ, con kia hơn trăm triệu đấy, hay chưa?. Các nước cũng chẳng muốn khoe ra những điều xấu đó, và thường thì họ giấu thật kĩ, kĩ đến nỗi mà người ngoài nhìn vào tưởng họ sung sướng và hoàn hảo lắm. Hãy suy nghĩ kĩ lại về điều mình vừa nói nhé! Trong bài viết của A, mình chỉ thấy duy nhất có 1 ý kiến mà hợp lí nhất, đó là ý kiến của dì bạn ấy. Đại ý là dì khuyên hãy ở lại, làm có tiền, rồi quay về giúp đất nước. Thật ra, đây là 1 con đường mà rất nhiều người đã theo và đã làm, ví dụ như tập đoàn SunGroup. Mình chẳng quan tâm đến phốt này phốt kia, nhưng trên thực tế là ông chủ của tập đoàn, Lê Viết Lam, cũng đã học ở Nga và quay về VN đầu tư. Đó chỉ là 1 trong rất nhiều người đã thành công và quay về VN giúp phát triển đất nước. Nói vậy, thì chẳng phải câu “Đi đi, đừng về” thật ra cũng chỉ là ý kiến chủ quan của 1 số người mà thôi. Và đáng buồn là 1 nửa trong số đó thậm chí còn chưa từng đặt chân ra khỏi VN, 1 phần 4 số còn lại đi bằng tiền của ba mẹ.

Điều này thật sự khá buồn, nhất là khi 1 số thành phần “tự nhục” lại chiếm phần lớn trong số đó.

3. Những câu hỏi nhức nhối:

- Tại sao nhiều thí sinh thi đường lên đỉnh Olympia sau khi ra nước ngoài học, họ đều không trở về?

Những thí sinh mà mình biết, mình thấy họ còn chưa đi qua 1 nửa cuộc đời, thậm chí là chưa đủ 30 tuổi. Vậy điều gì khẳng định rằng họ sẽ yên vị nơi “đất khách” mà không về nước? Nói thật thì họ là những thí sinh giỏi nhất đã được đi du học, họ có quyết định của họ, và chúng ta cũng vậy. Điều gì khiến suy nghĩ chúng ta bị ảnh hưởng bởi họ nhiều như thế? Vì họ giỏi hơn ta nhiều ư? Không đâu, chúng ta đều có khả năng của riêng mình, và nếu chúng ta ganh tị vs họ ở mảng mà họ là nhất, thì cả đời chúng ta sẽ chỉ kém cỏi thôi. Việt Nam không thiếu nhân tài, hãy hiểu điều đó. Đến ông nông dân còn phát minh ra máy móc được thì các bạn nghĩ chúng ta cạn kiệt tri thức rồi hay sao?

- Tại sao nước ngoài có thứ nọ kia/ ngành a-z phát triển mà ta không có?

Trước khi trả lời, hãy nhìn vào cha mẹ bạn đi đã. Cha mẹ bạn có giàu bằng cha mẹ đứa rick kid lên báo không? Đương nhiên là không? Vậy tức là cha mẹ bạn là những ông già, bà già lười nhác ư? Đương nhiên là không nốt. Ta không thể so sánh giữa các nước vs nhau xem nước nào hơn nước nào kém. Trong phim Diệp Vấn II, sư phụ Diệp Vấn đã từng nói: “Bây giờ, ta đủ sức đánh bại con. Nhưng 10 năm nữa, khi ta đã già yếu thì sao? Lúc đó con thừa cơ thắng được ta.” Không có gì là vĩnh cửu, dù là niềm vui hay nỗi buồn. Tất cả các nước đã phát triển là tấm gương, là người thầy để ta học hòi, trau dồi, thậm chí nếu người thấy mà các bạn đang theo học = tuổi các bạn, cũng chẳng có gì đáng xấu hổ. Mình là Perry, mình có thể giỏi hơn rất, rất nhiều bạn ở đây về Văn học, biện luận hay tranh biện, nhưng mình phải học hỏi từ các bạn những kiến thức như Vật Lý, Toán học. Mối quan hệ thầy trò chưa bao giờ dừng lại ở lớp học, nó chảy trong cuộc sống của chúng ta như dòng chảy của thời gian. Kẻ nào biết tận hưởng, coi trọng nó, kẻ đó sẽ được tắm mắt, có sức khỏe và cơ thể sạch sẽ. Kẻ nào chỉ biết đến sĩ diện, không dám hòa mình vào nó, suốt đời sẽ bị bẩn thỉu, ghẻ lở khắp người. Chúng ta, đất nước VN là một nước “đang phát triển” chứ không phải một quốc gia “đã ngừng phát triển”. Đến như Trung Quốc, là chủ nợ của nhiều nước mà vẫn là nước đang phát triển, vẫn có nhiều vấn đề mà không chỉ xã hội mà các nước láng giềng đều lên án, thì tại sao chúng ta phải cúi đầu? Chúng ta đang phát triển, điều gì khiến các bạn không cho phép đất nước này mắc sai lầm? Hãy thử ngẫm lại xem, để đạt được điều gì đó là thành công thật sự, ban đầu, các bạn có vất vả không? “Trẻ con không bước đi vững trong những lần đầu tiên, nhưng sau rồi đứa nào cũng bước đi rất vững chắc”

4. Tạm kết:

Trước hết phải cảm ơn ad Lê Huỳnh Hải Đăng (ad là người chia sẻ bài viết, chứ không phải người viết bài) đã chia sẻ bài viết của bạn sinh viên du học đó, để Perry và mọi người có dịp được tranh luận, bày tỏ sự quan tâm của mình. Với riêng Perry, một người đã từng đi nước ngoài, đã nói chuyện với rất nhiều người từng ở nước ngoài, ở nhiều độ tuổi, mình có thể khẳng định rằng VN chúng ta bây giờ vẫn rất tuyệt ở nhiều mặt, và nó sẽ còn tuyệt hơn nếu chúng ta giữ hi vọng, công hiến cho tổ quốc. Mình không ở đây để ép buộc 1 mình ai phải kéo cả đất nước đi lên, mình ở đây để nói rằng: Chúng ta đều có sự lựa chọn của mình, chỉ cần lựa chọn ấy không lạc lối, dù có cống hiến nhiều hay ít cho tổ quốc, các vẫn xứng đáng được vinh danh.

Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi tus của Perry, xin chào và hẹn gặp lại mọi người trong tus sau. Thi tốt nha :3

#perrybietnoi