"Tại sao một vật di chuyển càng nhanh, khối lượng của nó càng tăng?"

Đây là 1 quan điểm thường gây hiểu lầm. Để chính xác ta sẽ phải sửa thành:

"Một vật di chuyển càng tiệm cận với vận tốc ánh sáng, khối lượng của nó càng tăng"

Và chỉ khi di chuyển tiệm cận tốc độ ánh sáng, với tốc độ ánh sáng ở đây là 299.792.458 m/s. Khối lượng của vật thể mới thực sự tăng đáng kể.


Chúng ta dùng chữ tiệm cận vì thực sự là 1 vật thể có khối lượng không thể đạt được hay vượt qua vận tốc ánh sáng.

Theo thuyết tương đối hẹp, khối lượng của 1 vật sẽ được tính theo công thức.

m=m0.(1/√(1-v²/c²))

[ m: khối lượng trong hệ quy chiếu đang xét
m0:khối lượng nghỉ trong hệ quy chiếu đang xét
v: vận tốc (m/s)
c: vận tốc ánh sáng (m/s)
]

Theo đó, một vật di chuyển với vận tốc nhỏ, khối lượng của nó không thay đổi. Ta sẽ xem một vài ví dụ:

--------------------------------------------------
Khi 1 vật di chuyển với vận tốc 1000 km/h khối lượng của nó không đổi.
-1.000.000km/h (1 triệu km/h) => khối lượng tăng cực kỳ nhỏ.
-Di chuyển với 50% tốc độ ánh sáng: => khối lượng tăng ~ 1,154 lần.
•90% tốc độ ánh sáng khối lượng tăng ~2,3 lần.
•99% tốc độ ánh sáng khối lượng tăng ~ 7 lần.
•99,99% => tăng ~71 lần
•99,99999999999999% => khối lượng tăng 59.316.416 lần

•Và nếu một thực thể có khối lượng đạt vận tốc ánh sáng. Khối lượng của nó sẽ tăng lên vô cùng.
Như vậy dù có đốt hết năng lượng của toàn bộ Vũ Trụ cũng không đủ.

( Một vật di chuyển nhanh, năng lượng của nó cũng tăng theo CT: E=mc².
Để cho chính xác, vật chất và năng lượng của vũ trụ sau BigBang phải là hữu hạn ).
Vì vậy chỉ có photon có khối lượng=0 mới có thể di chuyển với vận tốc ánh sáng.